Lệnh truy nã tội phạm được hiểu như thế nào? Khi nào sẽ ra quyết định truy nã tội phạm? Quyết định truy nã bao gồm nội dung gì?
Lệnh truy nã tội phạm được hiểu như thế nào?
Hiện nay, pháp luật không có quy định nào về khái niệm về truy nã tội phạm. Tuy nhiên, có thể hiểu truy nã tội phạm là việc cơ quan điều tra ra quyết định nhằm tìm kiếm, phát hiện và bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật khi người đó có hành vi bỏ trốn hoặc không xác định được nơi ở.
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định đối tượng bị truy nã như sau:
Điều 2. Đối tượng bị truy nã
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Như vậy, lệnh truy nã tội phạm sẽ nhắm vào các đối tượng bị truy nã cụ thể như sau:
– Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết ở đâu.
– Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
– Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
– Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
– Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Lệnh truy nã tội phạm được hiểu như thế nào? Khi nào sẽ ra quyết định truy nã tội phạm? (Hình từ Internet)
Khi nào sẽ ra quyết định truy nã tội phạm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định truy nã bị can như sau:
Điều 231. Truy nã bị can
1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.
Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định ra quyết định truy nã như sau:
Điều 4. Ra quyết định truy nã
1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
b) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ căn cứ xác định đối tượng truy nã đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
– Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Lưu ý: Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã;
Trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Quyết định truy nã bao gồm nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định nội dung quyết định truy nã như sau:
– Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;
– Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;
– Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;
– Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);
– Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có);
– Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.
Lưu ý: Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị